Cách đọc kết quả chi tiết

1. Kết luận

Kết luận
A. Chắc chắn tuyển
Thông tin hỗ trợ việc phán đoán xem liệu ứng viên sẽ làm được việc hay không, được thể hiện một trong 6 nhóm từ A đến E(+) và E(-). Sáu nhóm này mang tính tham khảo, hoàn toàn không mang tính chất xếp hạng cao thấp. Hãy tham khảo xác suất xuất hiện của từng nhóm ở biểu đồ bên dưới.
A. Chắc chắn tuyển
(6%)
B. Nên tuyển
(16%)
C. Tuyển khi có công việc phù hợp
(8%)
D. Nên tránh
(9%)
E. Kết hợp với phỏng vấn để quyết định (+)
(25%)
E. Kết hợp với phỏng vấn để quyết định (-)
(36%)

Trong khi có rất nhiều bài kiểm tra tính cách khác e ngại đưa ra kết luận rõ ràng, đặc điểm lớn nhất của bài kiểm tra tính cách HCi-AS là nói rõ kết luận ngay từ đầu. Sự khác biệt này xuất phát từ quan điểm bài kiểm tra phải phục vụ tốt nhất cho nhà tuyển dụng, vì vậy chúng tôi không e ngại khi đưa ra ý kiến chuyên môn của chúng tôi.

Kết luận về ứng viên sẽ nằm 1 trong 6 trường hợp sau:

A. Chắc chắn tuyển
(6%)
B. Nên tuyển
(16%)
C. Tuyển khi có công việc phù hợp
(8%)
D. Nên tránh
(9%)
E. Kết hợp với phỏng vấn để quyết định (+)
(25%)
E. Kết hợp với phỏng vấn để quyết định (-)
(36%)

Kết hợp tiêu chí số 8 - Cách thức xử lý vấn đề, có thể thấy là dạng a, b là tương đối tròn trịa về mặt tính cách, dạng c là dạng thích "một mình một ngựa", dạng d có đặc tính tính cách tương đối chưa được phát triển, dạng e, f là dạng trung gian mạnh vừa phải, yếu vừa phải. Có thể hiểu dạng a, b có khả năng đáp ứng cao, biết tự học, biết điều chỉnh bản thân để đi lên, dạng c phù hợp những công việc cần nổi trội ở một lĩnh vực nào đó, dạng d nên tránh, dạng e, f thì tùy vào sức nâng của môi trường xung quanh mà có sự chuyển biến trong dài hạn.
Tròn trịa đây nghĩa là có sự cân bằng tốt giữa các tính cách đối nghịch nhau, trung dung, trầm tính, trưởng thành

Trong kinh nghiệm của chúng tôi, kết quả kiểm tra tính cách tại Việt Nam cho thấy dạng a, b có tỉ lệ hơi nhỉnh hơn ở Nhật. Có thể giải thích điều này là tại Nhật có nền giáo dục khá thoáng, người Nhật được khuyến khích phát triển cá tính của mình, còn người Việt được đào tạo để trở nên an toàn theo số đông. Vì vậy ở Việt Nam đôi khi cần có thời gian dài để nhân sự thuộc nhóm a, b có được sức cảm thụ tốt, có cá tính. Ngược lại nhóm e, f lại bao gồm những nhân sự có cá tính, có tố chất tốt nếu được phát huy điểm mạnh sẽ đóng góp tốt cho tổ chức.

2. Yếu tố quan trọng đi đến quyết định

Yếu tố quan trọng đi đến quyết định
Hai mục bên miêu tả nét đặc trưng cốt lõi của ứng viên, là lý do chủ yếu đưa đến kết luận tuyển dụng trên.
1. Tư thế nỗ lực
Nhìn toàn diện là người có tính nghiêm khắc, thể hiện mạnh mẽ tư thế nỗ lực. Là người không phụ thuộc người khác.
2. Khả năng hoàn thành
Với công việc đã quyết tâm làm thì sẽ cố gắng hoàn thành đến cùng. Giỏi tư duy một cách có hệ thống.

Miêu tả 2 đặc trưng cốt lõi trong tính cách của ứng viên dẫn đến kết luận ở số 1. Trong công tác nhân sự, phát huy được tính cách này (chỉ đạo, giao việc lấy các tính cách này làm trục để triển khai) sẽ giúp nhân viên thêm tự tin, đạt kết quả tốt, thêm yêu thích công việc (tham khảo mục 11).

3. Sử dụng tri thức

Sử dụng tri thức
Đánh giá hiệu suất sử dụng tri thức vào công việc qua 3 cấp bậc khác nhau. Không có quan hệ với mức độ tri thức cao hay thấp.
3. Khả năng sử dụng tri thức cao.

Đánh giá hiệu suất sử dụng tri thức vào công việc qua 3 cấp bậc là cao, bình thường và thấp. Tiêu chí này mang ý nghĩa khả năng thu thập thông tin, khả năng biến tri thức đó thành trí tuệ. Tiêu chí này không mang ý nghĩ đánh giá mức độ tri thức cao hay thấp. Nếu so sánh với xã hội Nhật thì đối với xã hội VN lượng thông tin mà một người nắm và xử lý hàng ngày ít hơn nhiều lần. Do đó nếu ứng viên có mức sử dụng tri thức là "thấp" thì có nghĩa là rất thấp so với chuẩn của người Nhật.

4. Đặc trưng hành vi của ứng viên có mức tri thức thấp

Đặc trưng hành vi của ứng viên có mức tri thức thấp
Trường hợp mức tri thức thấp có khả năng xuất hiện khuynh hướng hành vi được miêu tả như ở cột bên.
Hướng đến hành động sao cho trở thành công dân gương mẫu, tiến hành cẩn trọng, chắc chắn. Là thành viên tốt.

Là tiêu chí cảnh báo ứng viên có khả năng tư duy yếu. Hầu hết là không bị cảnh báo nhưng nếu có, cần lưu ý cẩn trọng về năng lực tư duy của ứng viên.

5. Những điểm cần xác nhận khi phỏng vấn

Những điểm cần xác nhận khi phỏng vấn
Khi phỏng vấn, tuỳ từng đối tượng mà có những điểm cần xác nhận khác nhau. Chúng tôi đưa ra 2 đề xuất gợi ý để người phỏng vấn dễ đưa ra câu hỏi phù hợp với từng ứng viên.
1. Cần xác định mức độ mạnh mẽ của tính độc lập của đối tượng này khi giao lưu với người khác.
2. Là người tư duy đào sâu vấn đề, tuy nhiên cần xác nhận lại người này có tầm nhìn rộng hay không.

Khi phỏng vấn, tuỳ từng đối tượng mà có những điểm cần xác nhận khác nhau. Chúng tôi đưa ra 2 đề xuất gợi ý để giúp người phỏng vấn đào sâu được các đặc tính chủ đạo được chỉ ra ở (tiêu chí số 2).

6. Hành vi thể hiện điểm mạnh

Hành vi thể hiện điểm mạnh
Mô tả sở trường của đối tượng. Kết hợp thêm nội dung mục số 2 - Yếu tố quan trọng đi đến quyết định - để hiểu rõ hơn.
Là người có tinh thần nỗ lực mạnh mẽ, giỏi trong việc theo đuổi mục tiêu. Ý chí độc lập mạnh mẽ, thể hiện qua cách làm việc triệt để. Suy nghĩ sâu sắc và chu đáo. Thường ít sai sót.

Mô tả sở trường của đối tượng. Có thể hiểu đây là hành vi khi đối tượng phát huy được tối đa các điểm mạnh của mình (tham khảo tiêu chí số 2).

7. Hành vi thể hiện điểm yếu

Hành vi thể hiện điểm yếu
Mô tả sở đoản của đối tượng. Kết hợp thêm nội dung mục số 2 - Yếu tố quan trọng đi đến quyết định - để hiểu rõ hơn.
Tính khí mạnh mẽ, chủ trương khẳng định bản thân mạnh. Tuýp người có cá tính mạnh. Việc luôn nghiêm khắc với mọi người là yếu tố gây cản trở trong giao tiếp. Có xu hướng bị kiêng dè. Là người nghiêm túc.

Mô tả sở đoản của đối tượng. Có thể hiểu đây là hành vi khi đối tượng phát huy tối đa các điểm yếu trong tính cách của mình (tham khảo tiêu chí số 2).

8. Cách thức xử lý vấn đề

Cách thức xử lý vấn đề
Xu hướng hành vi thể hiện tính chất đối ngược với nhau. Tuy nhiên trong công việc, người được việc là người đạt cấp độ cao của cả hai tính chất.
Là người rất nỗ lực với năng lực hành động triệt để. Làm việc với tinh thần độc lập và làm việc tỉ mỉ, thận trọng. Nhìn chung là người nghiêm khắc. Chủ trương cá nhân mạnh nhưng tính cách vui tươi giúp giao lưu tốt. Giỏi về tư duy logic.

Có 4 cặp tính cách đối kháng nhau trong tiêu chí này. Tuy là đối kháng nhưng cả hai đều phát triển song song theo sự phát triển tâm lý của con người. Người được việc là người đạt được cấp độ cao của cả 2 tính cách đối kháng nhau. Nên đọc kỹ nội dung mô tả tính cách của ứng viên trong tiêu chí này để nắm được khuynh hướng xử lý vấn đề của ứng viên trong những tình huống khó khăn.

9. Dự đoán bố trí công việc phù hợp

Dự đoán bố trí công việc phù hợp
Biểu thị mức độ thích ứng ít hay nhiều đối với 6 nhóm công việc chính.
Ba chữ cái thể hiện nhóm có chỉ số cao nhất trong 6 nhóm.
Loại: IRC
I
Công việc nghiên cứu
95
R
Công việc kỹ thuật
90
C
Công việc lành nghề
85
E
Công việc năng động
80
S
Công việc giao tiếp con người
75
A
Công việc cần đối ứng linh hoạt
80
Sở thích và mối quan tâm khá hạn hẹp. Suy nghĩ tỉ mĩ nên không thấy sự qua loa, đại khái trong cách xử trí vấn đề. Là người có tiêu chuẩn yêu cầu cao, có sự kiên nhẫn và bền bỉ. Có sức mạnh của sự kiên trì hoàn thành đến cùng.

Đánh giá mức độ phù hợp với 6 nhóm công việc chính theo thang điểm tối đa là 100 điểm. Xem xét 3 nhóm công việc có điểm số cao nhất sẽ giúp chúng ta phán đoán được thiên hướng công việc phù hợp với ứng viên. Ví dụ: IRC cao thì phù hợp với công việc kỹ thuật, nghiên cứu; CES cao phù hợp với công việc hỗ trợ back office; còn ESA phù hợp với công việc cần nhiều giao tiếp hướng ngoại như công việc bán hàng.

Bên cạnh đó bài kiểm tra cũng nêu ra những nhận định về hành vi của ứng viên trong vấn đề công việc, củng cố hơn nhận định về nhóm công việc phù hợp với ứng viên ở trên.

Tham khảo: trên thị trường có những phong cách kiểm tra tính cách phân loại cứng theo nhóm, ví dụ: MBTI phân rõ 16 nhóm người, DISC phân ra 4 người. Phân loại cứng giúp người đọc dễ hình dung nhưng kém chính xác vì đặc tính tính cách con người là 1 chuỗi liên tục biến đổi từ cực này sang cực kia và không thể cắt ra rời rạc đưa vào một số ít nhóm như vậy. Vì vậy bài kiểm tra HCi-AS của chúng tôi không phân loại cứng mà đánh giá sự phù hợp với các nghề theo thang điểm liên tục từ 1 đến 100.

10. Dự đoán khả năng đóng góp

Dự đoán khả năng đóng góp
- Mức độ học việc nhanh là dự đoán mức độ cả thành quả công việc đạt được trên cơ sở là 1 thành viên của tổ chức sau khi vào làm được 1 đến 2 năm.

- Mức độ phát triển nhằm dự đoán tiềm năng làm lãnh đạo.

- Làm việc nhóm thể hiện năng lực đạt được kết quả công việc thông qua khả năng hợp tác.
Mức độ học việc nhanh
90
Mức độ phát triển
(dự đoán khả năng lanh đạo
70
Làm việc nhóm
50
Là người lấy việc luôn nỗ lực hết mình làm tiêu chí, khả năng phát triển cao. Nhìn tổng thể thì trong hành động có điểm hơi cứng nhắc, đây là một điểm hạn chế ở người này. Phương châm làm việc không để thất bại là năng lực chiến đấu của người này.

Có 3 tiêu chí nhỏ trong tiêu chí này, được đánh giá trên thang điểm tối đa là 100.

  • Mức độ học việc nhanh: thể hiện khả năng nắm bắt vấn đề, thực hiện tốt công việc được giao.
  • Mức độ phát triển (dự đoán khả năng lãnh đạo): cho thấy khả năng tự học, tự thay đổi để phù hợp. Hầu hết con người chỉ học được từ thất bại của bản thân. Mức độ phát triển này thể hiện tinh thần dám làm, dám thử, dám sai để học hỏi của ứng viên. Thực tế cho thấy hầu như khó có thể kỳ vọng sự thay đổi ở ứng viên có điểm số phát triển dưới 40 điểm. Từ 40 đến 60 là trung bình khá, từ 60 trở lên là mức cần có cho người quản lý (người quản lý cần phát triển tốt để tạo dư địa cho cấp dưới phát triển).
  • Làm việc nhóm: thể hiện khả năng bàn bạc thảo luận, học hỏi từ người khác. Ứng viên có điểm số cao là người biết mình không biết gì, sẵn sàng thảo luận, học hỏi từ người xung quanh. Ngược lại ứng viên có điểm số không cao (đặc biệt dưới 40 điểm) thể hiện sự co cụm, không thảo luận, không xin ý kiến, không tự biết mình không biết cái gì. Thực tế cho thấy do cách đào tạo 1 chiều của Việt Nam, đa số nhân sự yếu khả năng này, doanh nghiệp nên lưu ý để có những chương trình bổ túc phù hợp.

11. Những điểm trọng yếu cần chú ý khi chỉ đạo

Những điểm trọng yếu cần chú ý khi chỉ đạo
Đề xuất 2 điểm cần cải thiện sau khi vào làm
1. Tầm nhìn rộng
Đặc trưng trong tính cách là sự đào sâu vào chi tiết, tuy nhiên để phát triển bản thân hơn thì cần có tầm nhìn rộng hơn.
2. Thoải mái hơn, đừng cứng nhắc quá
Cần hướng dẫn để người này trở thành người thoáng hơn, không quá cứng nhắc, trở thành nhà lãnh đạo được yêu quý trong tương lai.

Nêu lên 2 đặc tính tính cách cần chú ý hỗ trợ ứng viên thay đổi hành vi. Có thể thấy 2 đặc tính này là bề trái của 2 tính trội ở tiêu chí số 2. Nói cách khác, dựa trên tiêu chí số 2 để định hướng tuyển dụng (hướng để phát huy), bên cạnh đó hỗ trợ thay đổi hành vi theo tiêu chí số 11 này để nhân viên hoàn thiện hơn, đạt thành quả tốt hơn, hài lòng hơn với cuộc sống.

※Theo Chris Boyce thì việc thay đổi tính cách bản thân đóng góp đến 35% sự hài lòng trong cuộc sống (nguồn http://bit.ly/2tIVCsr)

12. Sức khỏe tâm lý

Sức khỏe tâm lý
Mục này đa số sẽ là "Không có khuyến cáo đặc biệt". Nếu có thông tin khác thì thông tin này là để tham khảo, kêu gọi sự chú ý của nhà tuyển dụng đến khả năng dẫn đến những hành động không phù hợp đối với tổ chức trong tương lai.
Không có khuyến cáo đặc biệt.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường làm việc cũng ngày càng thay đổi. Chúng ta ngày càng bị yêu cầu phải xử lý một khối lượng thông tin lớn hơn trong 1 thời gian ngắn hơn, điều này khiến cho ngày càng có nhiều người không theo kịp, bị bỏ rơi lại phía sau. Đây là tiêu chí được xây dựng để cảnh báo những trường hợp dễ bị ảnh hưởng bởi sức ép của công việc. Thường sẽ không bị lưu ý ở tiêu chí này, nếu có thì hãy quan tâm nhiều hơn, theo dõi kiểm soát khối lượng công việc giao cho ứng viên này.